“Ngày đó, chàng rất lắm mưu. Trai Viện Chăn nuôi tới tán mình đông như quân Nguyên. Chàng tự nhiên ở đâu ra dắt xe đạp đi vào để trong phòng mình, chả nói năng gì, làm các giai khác tự động đứng lên về hết. Mình tức quá hỏi tại sao, chàng bảo ‘à cho anh gửi nhờ tí’”.
Anh bảo vệ “chơi” bài này suốt mấy tuần sau. “Cứ thấy mấy chàng nhăm nhe sang phòng mình chơi, là anh xách xô đi lấy nước hộ dù mình chả khiến. Thế là các anh dẹp luôn ý định sang nhà mình chơi. Thế thôi, mình hết cửa đứng núi này trông núi nọ, đành yêu thôi” – chị hài hước kể lại.
Chị nhận lời làm bạn gái của anh chỉ sau đúng 4 tuần quen biết.
Tốt nghiệp đại học, chị xin được về Viện Chăn nuôi cho đúng chuyên ngành. Anh vẫn làm bảo vệ.
Cưới liền tay bất chấp 'đũa lệch'
Khi được hỏi có băn khoăn gì khi quyết định cưới một anh bảo vệ hay không, chị Trà tâm sự, ngày ấy chị trẻ và vô tư, chẳng nghĩ gì nhiều. Nhưng đến bây giờ, chị cũng chưa từng thấy hối hận về quyết định đó.
Hai năm sau, anh chị cưới nhau. Nhiều người ì xèo về sự chênh lệch hoàn cảnh và trình độ giữa anh chị. Bố mẹ chị là giáo viên, khi ấy bố chị đang là quyền hiệu trưởng một trường cấp 3 ở TP. Vinh (Nghệ An).
Trong khi đó, gia cảnh anh rất nghèo khó. Quê anh ở Hà Tây. Bố anh mất từ khi anh mới được 6 tháng tuổi. Mẹ anh ở vậy nuôi con. Bà làm công nhân, nuôi anh ăn học. Căn nhà 2 mẹ con anh ở là nhà tình nghĩa, rộng 15m2. Sau khi cưới, anh chị ở trong gian ngủ rộng chừng 6m2.
Bố mẹ chị là người có văn hóa, chưa từng ngăn cấm mối quan hệ của con gái. Nhưng chị biết, bố mẹ nhận thấy sự chênh lệch ấy và lo lắng con gái sẽ phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi.
Sau đám cưới 4 ngày, anh bắt đầu nhập học lớp đại học tại chức, một phần để nâng cao chuyên môn, một phần để “cho bằng vợ”.
Căn bệnh viêm gan khiến anh phải vào viện suốt, mỗi năm phải nằm viện 2-3 tháng. Nhưng sợ nghỉ việc không có lương, buổi tối anh vẫn cố trốn viện về làm bảo vệ kiếm thêm. Cả hai vợ chồng đều làm ở cơ quan Nhà nước, thu nhập không cao, anh tìm mọi cách để có thêm nguồn thu cho gia đình.
Anh không nề hà làm xe ôm, nhận cả công việc chở gà cho mọi người. Cứ mỗi sáng, anh để bu gà ở cửa lớp, đợi hết giờ học, anh chở sang tận Thủy Nguyên (Hải Phòng) bằng xe máy. Hôm nào có chuyến chở gà, anh lại xin đổi ca bảo vệ vào buổi tối.
Tốt nghiệp đại học xong, anh được bố trí vào làm ở phòng vật tư sau 7 năm làm ở vị trí bảo vệ.
Biến cố cướp mất người chồng lý tưởng
Anh vừa tốt nghiệp đại học xong thì chị xin được học bổng thạc sĩ ở Đức. Học ở Đức xong về Việt Nam được 3 năm, chị lại xin tiếp học bổng tiến sĩ ở Bỉ mất thêm 5 năm nữa.
“Anh bị mọi người trêu ‘cho vợ đi Tây giống như dựng xe Peugeot ngay Bờ Hồ’. Nhưng chàng chẳng quan tâm, ngược lại rất tự hào về vợ. Câu nói quen thuộc của anh là ‘Trà nhà tôi…’, khiến các cô bạn gái của chàng rất ngưỡng mộ”.
Anh ở nhà trải qua nhiều thay đổi trong công việc. Anh xin nghỉ việc ở Viện Chăn nuôi để ra ngoài làm. Anh đảm nhiệm các chức vụ giám đốc, trợ lý tổng giám đốc ở một công ty về thực phẩm trong vòng 8 năm.
Năm 2013, sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, anh nghỉ việc ở công ty ra ngoài làm riêng. Lần này, anh thành lập công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi – lĩnh vực mà cả hai vợ chồng đều từng gắn bó và có kinh nghiệm.
Công ty phát triển tốt trong nhiều năm. Lúc này chị cũng đã nghỉ việc ở Viện để “chung vai” cùng anh.
Tưởng chừng từ đây gia đình anh chị sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng một biến cố sức khỏe vào năm 2018 đã khiến anh ra đi mãi mãi. Chỉ sau 2 ngày, anh ra đi trong sự ngỡ ngàng và đau khổ của vợ con, gia đình và bạn bè.
“Đám tang của anh, mọi người đến rất đông, mấy trăm vòng hoa được gửi đến, bởi vì anh được rất nhiều người yêu quý”.
Chị bảo, không chỉ với vợ con mà anh tử tế với tất cả mọi người, kể cả với những người không ưa anh vì thấy anh không xứng đáng với chị.
Sau đám tang của anh, chị sắp xếp mọi việc ở công ty, mua lại cổ phần từ các cổ đông và trở thành tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, tiếp quản cơ nghiệp của anh cho đến bây giờ.
Mới đây, chị cho ra mắt thêm một thương hiệu về thời trang cho phụ nữ trung niên – một lĩnh vực mới hoàn toàn mà chị đã ấp ủ từ lâu.
Đến giờ, khi nhắc về anh, lòng chị đã yên ả dù thi thoảng chị vẫn thấy anh trong những giấc mơ. Trong ký ức của chị và các con, anh vẫn mãi ở tuổi 48, vẫn mãi là một người cha, người chồng lý tưởng, không thể thay thế.
Ảnh: NVCC
Bước chân vào nghề từ con số 0. Thế nhưng bằng đam mê, sự quyết tâm, chị tự mày mò tìm hiểu và thực hành để cho ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng.
Sau nhiều lần thử nghiệm, chị Vân phát hiện việc rang gạo bằng phương pháp thủ công để tạo màu cho hạt gạo dù mất nhiều công sức và thời gian nhưng hạt gạo bền màu, không độc hại. Tùy mức độ, thời gian rang bằng nhiệt bếp ga lâu hay nhanh mà hạt gạo có màu từ đậm tới nhạt.
Rang trong 30 phút hạt gạo sẽ có màu trắng ngả vàng. Hạt gạo có màu nâu đen bóng phải được rang từ 5- 6 tiếng. Kỳ công và lâu nhất đó là tạo ra hạt gạo màu đen đậm - hơn 7 tiếng rang trên bếp ga. Theo chị Vân, khi rang phải giữ nhiệt vừa phải, lửa nhỏ quá sẽ làm gạo bị xỉn màu, lửa to quá sẽ khiến gạo bị cháy, nổ.
“Trăm hay không bằng tay quen. Thực tế việc rang gạo đòi hỏi sự tinh tế, nhạy cảm và kinh nghiệm trong việc cảm nhận màu của hạt gạo rang. Vì thế không phải ai cũng rang được gạo”, chị Vân nói.
Việt Nam có nhiều giống lúa khác nhau, mỗi loại cho hạt gạo có hình dáng, kích thước khác nhau. Loại gạo chị Vân thường dùng là hạt thon dài, chắc, bóng. Khi cần làm nổi bật các họa tiết chị sử dụng loại hạt có độ tròn, to hơn.
Sau khi phác họa tranh lên tấm gỗ ván dày 1cm, chị Vân phết keo sữa lên bề mặt tranh. Công đoạn khó khăn nhất chính là nhặt từng hạt gạo xếp theo đường viền hình vẽ trong tranh, gắn cố định lên tranh.
Tùy theo bố cục, hình ảnh mà chị chọn tông màu hạt gạo khác nhau. Cứ như vậy, người thợ làm tranh gạo phải thật kiên trì, tỉ mỉ xếp từng hạt gạo cho tới khi hoàn thiện bức tranh.
Sau đó, chị Vân dùng một tấm kính đặt lên bề mặt tranh, gõ nhẹ để hạt gạo dàn đều và phẳng. Tiếp theo, chị phủ một loại keo đặc biệt không màu không mùi để cố định hạt gạo.
Tranh làm xong được mang phơi khô tăng độ sáng bóng, và được sơn phủ một lớp bảo vệ bề mặt tăng tuổi thọ cho tranh trước khi đóng khung.
Mỗi bức tranh gạo rang có lớp khung mica trong suốt, độ bền lên tới 7 năm. “Thực tế là tác phẩm tranh gạo từ ngày đầu tiên tôi làm tới bây giờ vẫn giữ nguyên màu sắc và độ bền”, chị Vân nói.
Theo chị Vân, làm tranh từ hạt gạo cũng chính là cách để truyền cảm hứng về tình yêu quê hương đất nước cho các bạn trẻ. Thông qua các tác phẩm tranh gạo, chị Vân giới thiệu với bạn bè quốc tế về Việt Nam theo một phong cách mới.
Do được làm thủ công hoàn toàn nên mỗi bức tranh đều mang tính độc bản. Cùng chủ đề nhưng mỗi bức tranh đều có nét đẹp riêng. Giá bán tranh gạo cũng đa dạng từ vài trăm nghìn tới vài chục triệu đồng và đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Đức, Argentina, Thái Lan, Philippines…
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
'Hô biến' rêu trở nên bất tử, 9x tạo nên những bức tranh khổng lồ giá hàng chục triệuRêu bảo tồn (The Rare Moss) đang trở thành thú chơi được nhiều người ưa thích bởi sự xanh, độc đáo, tính ứng dụng và độ bền cao." alt=""/>Cô giáo mầm non biến những hạt gạo thành bức tranh độc đáoWebber tự nhận căn hộ rộng chưa đến 7 m2 của mình là "ngôi nhà nhỏ nhất New York". Clip hiện thu hút gần 30 triệu lượt xem.
Căn hộ với diện tích khiêm tốn của Webber chỉ đủ để chứa bồn rửa mặt, lò vi sóng, giường gác xép và không có nhà tắm, nhà vệ sinh hay kệ bếp.
"Đây là cảm giác giống như sống trong một căn hộ nhỏ nhất ở New York. Dù bạn đang mong chờ gì đi nữa, hãy hạ thấp tiêu chuẩn của mình xuống", anh nói trong video.
Webber không tiết lộ giá thuê nhưngNew York Postước tính căn hộ tương tự phòng ký túc xá này có giá khoảng 1.600 USD/tháng.
Nhà ở siêu nhỏ phổ biến tại Mỹ từ năm 2008, sau cuộc khủng hoảng nhà đất. Ảnh: New York Post. |
Sự phổ biến của nhà siêu nhỏ
Trong những năm gần đây, những căn hộ siêu nhỏ có diện tích chưa đến 10 m2 trở nên phổ biến, được chào bán, tiếp thị rộng rãi tại New York nói riêng và các thành phố lớn trên toàn thế giới nói chung.
Năm 2019, một studio rộng 22 m2 ở Manhattan, quận có mật độ dân số lớn nhất New York, được tung ra thị trường với giá 550.000 USD. Các nhà phát triển cũng đang gấp rút xây dựng những khu chung cư siêu nhỏ trên khắp thành phố với hàng chục nhà ở mini.
"Căn hộ nhỏ - giải pháp cho vấn đề lớn" là những gì các nhà thiết kế, xây dựng đang quảng cáo về dự án của mình. Thiết kế đẹp và cuộc sống tối giản là những lợi ích thường xuyên được đề cập.
|
Nhiều người lựa chọn nhà siêu nhỏ vì giá thuê rẻ, tiện di chuyển khu vực trung tâm. Ảnh: New York Times, VW Pics. |
Với sự phổ biến của chủ nghĩa tối giản và hạn chế chủ nghĩa tiêu dùng, "ấm cúng" không còn là một từ ngữ thiếu thuyết phục, mà đã trở thành câu cửa miệng được ưa chuộng trong giới tiếp thị bất động sản.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, nguyên nhân hàng đầu đưa một người về sống trong các căn hộ siêu nhỏ vẫn chỉ là giá thuê.
New York đang là thành phố có giá thuê các căn hộ thuộc hàng đắt nhất thế giới. Giá thuê trung bình cho một căn hộ với 2 phòng ngủ là 1.638 USD/tháng. Trong khi đó, ở trung tâm Manhattan, giá trung bình là 3.895 USD, xấp xỉ thu nhập cả tháng của một công nhân Mỹ.
"Ngay cả mùi cũng chiếm chỗ"
Trong một bài viết đăng trên New York Times, tác giả Gene Tempest cho rằng phong trào nhà ở thu nhỏ (những ngôi nhà có diện tích dưới 45 m2) được lấy cảm hứng từ cabin ở Walden Pond của Henry David Thoreau - nhà văn, nhà tự nhiên học nổi tiếng trong thế kỷ XIX của Mỹ.
Xu hướng này bùng nổ mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng nhà đất vào năm 2008 khiến hơn 10 triệu người Mỹ mất nơi ở.
Ngôi nhà nhỏ giờ đây trở thành lối sống thịnh hành, khi có thể kết hợp ăn ý với các trào lưu văn hóa đương đại như cơn sốt của "thánh nữ dọn nhà" Marie Kondo năm 2014 hay sự sùng bái Hygge đến từ Đan Mạch trong thời gian gần đây.
Những bức ảnh bóng bẩy trên các blog nổi tiếng như Tiny House Swoonhay các bộ phim Tiny: A Story About Living Small, Small Is Beautiful: A Tiny Housevà Tiny House, Big Livingdường như đã tô hồng, lãng mạn hóa cuộc sống trong nhà siêu nhỏ.
Cuộc sống trong nhà ở siêu nhỏ đôi lúc được tô hồng, lãng mạn hóa. Ảnh: New York Post. |
Tuy nhiên, nếu nhà siêu nhỏ không phải là lối sống mà chỉ là lựa chọn duy nhất dành cho những người có thu nhập thấp trong các thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới, câu chuyện sẽ rất khác.
Cuối năm 2013, The Atlanticđã đăng một bài báo với tiêu đề The Health Risks of Small Apartments(tạm dịch: Rủi ro sức khỏe trong các căn hộ nhỏ) để cảnh báo rủi ro tâm lý, sức khỏe cho một số người dân sống trong nhà ở mini.
Một số chuyên gia được The Atlanticphỏng vấn cho rằng căn hộ siêu nhỏ có thể chỉ phù hợp với những người trẻ tuổi sống độc thân.
Với gia đình Gene Tempest, tối tàn là điều duy nhất họ cảm nhận khi sống trong căn nhà nhỏ ở Cambridge.
"Ở đây, thậm chí mùi cũng chiếm chỗ. Có lần chúng tôi nấu ăn với hành tây. Nhiều giờ sau, mùi hành ám vào mọi vật dụng, quần áo trong nhà. Đó là thứ mùi khiến tất cả phải phát điên".
Theo Zing
Du lịch là sở thích chung của Mộng Danh (27 tuổi) và ông xã người Mỹ. 10 năm bên nhau, họ cùng đi khắp 17 quốc gia, nhưng nơi chốn yêu thích nhất vẫn là Việt Nam.
" alt=""/>Người Mỹ sống trong nhà siêu nhỏ